Khi có triệu chứng đau mỏi bắp tay, người bệnh nên đến các bệnh viện có phòng khám chuyên khoa cơ xương khớp để thăm khám và điều trị kịp thời.
Nguyên nhân
Thời tiết thay đổi: trời lạnh khiến mạch máu trong cơ thể co lại, ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu, lượng máu cung cấp đến bắp tay không đủ khiến bắp tay bị đau mỏi.
Đau nhức bắp tay còn do sự chậm trễ dẫn truyền các tín hiệu trong các tế bào cơ khi cơ bắp hoạt động quá nhiều và căng thẳng, khi đó lượng acid lactic lắng đọng tăng cao.
Từ tuổi trung niên trở đi, hệ mạch máu đã giảm tính dẻo dai, đàn hồi nên nhiều người mắc bệnh đau mỏi cơ bắp. Thiếu canxi, magie, sắt, kẽm,… cũng là nguyên nhân gây đau mỏi bắp tay. Nằm nghiêng, đè lên tay khiến tốc độ hoạt động của hệ tuần hoàn giảm, việc lưu thông máu giảm cũng sẽ bị đau nhức cơ bắp tay khi thức dậy vào buối sáng.
Ngoài ra, triệu chứng đau mỏi cơ bắp tay cũng có thể do các nguyên nhân bệnh lý như thoái hóa khớp, chấn thương vùng tay, viêm khớp,…
Tìm hiểu chứng đau mỏi bắp tay |
Nếu đau mỏi bắp tay nhẹ thì người bệnh chỉ cần nghỉ ngơi, tránh các hoạt động mạnh ảnh hưởng đến bắp tay. Bổ sung các khoáng chất như magie, sắt, canxi cho cơ thể.
Những thực phẩm giàu canxi như tôm, cua, sữa,… và trong các loại hạt như đậu tương, hạnh nhân, hạt vừng,… Magie có nhiều trong các loại rau xanh nhiều diệp lục, lúa mì, đậu các loại, trứng, thịt, hải sản, sữa bò,… Ngoài ra có thể bổ sung vitamin B6 giúp cơ thể đỡ mỏi việc.
Người bệnh cần vận động nhẹ nhàng, với những bài tập riêng để khôi phục lại chức năng của cơ bắp tay. Cần giữ đúng tư thế trong đời sống sinh hoạt, sau khi ngồi, đứng 1 giờ thì nên đi lại vận động để các cơ được co giãn.
Người bệnh có thể được chỉ định dùng thuốc giảm đau, cao dán để điều trị bệnh đau mỏi vai gáy. Không sử dụng thuốc tùy tiện mà phải đi khám để được bác sĩ chuyên khoa điều trị đúng.
►Xem thêm: Đau chân
Đăng nhận xét