Halloween party ideas 2015

Khi có triệu chứng đau mỏi bắp tay, người bệnh nên đến các bệnh viện có phòng khám chuyên khoa cơ xương khớp để thăm khám và điều trị kịp thời.

Nguyên nhân

Thời tiết thay đổi: trời lạnh khiến mạch máu trong cơ thể co lại, ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu, lượng máu cung cấp đến bắp tay không đủ khiến bắp tay bị đau mỏi.

Đau nhức bắp tay còn do sự chậm trễ dẫn truyền các tín hiệu trong các tế bào cơ khi cơ bắp hoạt động quá nhiều và căng thẳng, khi đó lượng acid lactic lắng đọng tăng cao.

Từ tuổi trung niên trở đi, hệ mạch máu đã giảm tính dẻo dai, đàn hồi nên nhiều người mắc bệnh đau mỏi cơ bắp. Thiếu canxi, magie, sắt, kẽm,… cũng là nguyên nhân gây đau mỏi bắp tay. Nằm nghiêng, đè lên tay khiến tốc độ hoạt động của hệ tuần hoàn giảm, việc lưu thông máu giảm cũng sẽ bị đau nhức cơ bắp tay khi thức dậy vào buối sáng.

Ngoài ra, triệu chứng đau mỏi cơ bắp tay cũng có thể do các nguyên nhân bệnh lý như thoái hóa khớp, chấn thương vùng tay, viêm khớp,…

Tìm hiểu chứng đau mỏi bắp tay
Tìm hiểu chứng đau mỏi bắp tay


Nếu đau mỏi bắp tay nhẹ thì người bệnh chỉ cần nghỉ ngơi, tránh các hoạt động mạnh ảnh hưởng đến bắp tay. Bổ sung các khoáng chất như magie, sắt, canxi cho cơ thể. 

Những thực phẩm giàu canxi như tôm, cua, sữa,… và trong các loại hạt như đậu tương, hạnh nhân, hạt vừng,… Magie có nhiều trong các loại rau xanh nhiều diệp lục, lúa mì, đậu các loại, trứng, thịt, hải sản, sữa bò,… Ngoài ra có thể bổ sung vitamin B6 giúp cơ thể đỡ mỏi việc.

Người bệnh cần vận động nhẹ nhàng, với những bài tập riêng để khôi phục lại chức năng của cơ bắp tay. Cần giữ đúng tư thế trong đời sống sinh hoạt, sau khi ngồi, đứng 1 giờ thì nên đi lại vận động để các cơ được co giãn.

Người bệnh có thể được chỉ định dùng thuốc giảm đau, cao dán để điều trị bệnh đau mỏi vai gáy. Không sử dụng thuốc tùy tiện mà phải đi khám để được bác sĩ chuyên khoa điều trị đúng.

►Xem thêm: Đau chân

Đau chân là một trong những hiện tượng mà bạn không thể xem thường. Nếu gặp phải tình trạng đau chân, chắc chắn bạn đang mắc phải một trong những căn bệnh dưới đây.

1/ Bệnh xơ vữa động mạch

Khi xuất hiện dấu hiệu đau chân có thể bạn đã mắc bệnh xơ vữa động mạch. Để nhận biết bệnh thì ngoài đau chân bệnh còn có những biểu hiện như chân thường bị co rút khi người bệnh đi, chạy, bước lên cầu thang, leo dốc và cả khi ngủ; chân lạnh và khó cảm nhận được mạch đập tại ngón chân cái.

Để nhận biết chính xác và điều trị kịp thời, bạn nên đến bệnh viện để được siêu âm và chụp cộng hưởng từ. Đồng thời, trong thời gian này, tuyệt đối không hút thuốc lá để tránh tắc nghẽn mạch máu gây hoại tử chân.

2/ Bệnh viêm khớp, thoái hóa khớp

Những cơn đau nhói ở khớp chân thường là triệu chứng đặc trưng của các bệnh xương khớp như viêm khớp, thoái hóa khớp,… xảy ra khi người bệnh đi bộ hay đứng lâu. Khớp chân mỏi rã rời, vận động có thể phát ra âm thanh răng rắc, vùng da quanh khớp sưng và tấy đỏ, nếu trời lạnh thì càng đau nhiều hơn.

Bác sĩ sẽ cho người bệnh tiến hành xét nghiệm máu, chụp X-quang khớp hay nội soi khớp rồi từ đó mới có phương pháp điều trị bằng thuốc, trị liệu,…

3/ Bệnh loãng xương

Xương khớp bị thiếu hụt canxi và các khoáng chất cần thiết có thể gây ra căn bệnh loãng xương được biểu hiện bởi những cơn đau ở mình mẩy, tay chân. Đặc biệt, người bệnh sẽ thấy hay bị chuột rút và đau dữ dội ở bắp chân.

Sau khi được kiểm tra mật độ xương bằng máy, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc hoặc các chế phẩm canxi phù hợp để bệnh nhân bổ sung nhằm tăng cường và bồi bổ xương khớp.

Không nên xem thường khi bị đau chân
Không nên xem thường khi bị đau chân


4/ Bệnh gout

Những người mắc bệnh gút thường không thoát khỏi triệu chứng đau chân, đau buốt ở ngón cái kèm theo sưng, nóng và đỏ quanh các khớp ngón chân.

Đối với căn bệnh này, điều chỉnh lại chế độ ăn uống phù hợp, hạn chế sử dụng thực phẩm chứa nhiều đạm, chất béo, chất kích thích,… kết hợp với thuốc kháng viêm sẽ được bác sĩ áp dụng trong điều trị.

5/ Viêm nội mạc động mạch

Viêm nội mạc động mạch là viêm lớp trong cùng của động mạch, biểu hiện thường gặp ở bệnh này là đau nhói ở bắp chân hoặc đau bàn chân khi người bệnh đi bộ trong quãng đường khá ngắn khoảng 100 bước đổ lại. Ngoài ra, bệnh nhân sẽ thấy tê bì mất cảm giác ở cẳng chân nhưng sau khi nghỉ ngơi thì không còn đau nhức hay tê mỏi ở chân nữa. Tuy nhiên, nếu tiếp tục vận động thì cơn đau lại kéo đến.

Xét nghiệm máu, siêu âm mạch, chụp cộng hưởng từ hay chụp động mạch là những thủ tục người bệnh cần thực hiện để chẩn đoán chính xác. Trong trường hợp nặng có thể được chỉ định phẫu thuật để điều trị bệnh.

6/ Viêm xương sụn thắt lưng

Bệnh viêm xương sụn thắt lưng thường kèm theo triệu chứng đau nhói chân, đặc biệt là khi người bệnh cử động mạnh.

Để xác định bệnh, tiến hành chụp cộng hưởng từ sẽ cho kết quả chính xác. Từ đó, bệnh nhân sẽ được bác sĩ tư vấn hướng điều trị thích hợp.

7/ Viêm tĩnh mạch huyết khối

Viêm tĩnh mạch huyết khối là căn bệnh khá nguy hiểm với dấu hiệu đau nhói từng cơn ở bắp chân, kèm theo sưng phù và tấy đỏ, tĩnh mạch chân co rúm, chạm vào có cảm giác đau.

Các xét nghiệm máu, scan mạch sẽ cho biết tình trạng tắc nghẽn hay mức độ của bệnh. Thông thường, bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân nhập viện điều trị, tùy theo từng người mà có phương pháp chuyên biệt.

Hải sản là loại thực phẩm rất giàu chất đạm và canxi. Hải sản cũng chứa rất nhiều các khoáng chất như canxi, kẽm, sắt, đồng, kali...tạo nên một chế độ dinh dưỡng khoa học, cân đối và khỏe mạnh. Hải sản cũng chứa rất ít chất béo no, chứa các axit béo không no Omega 3 là chất thiết yếu cho cơ thể.

Tuy nhiên, đối với những người bị viêm đa khớp thì hải sản lại là thức ăn cần hạn chế bởi việc ăn quá nhiều hải sản sẽ gây nên những tổn thương cho khớp, khiến cho tình trạng đau nhức trở nên nghiêm trọng hơn.

Ngoài ra, trong các loại hải sản như tôm, cua, sò...có chứa một lượng kẽm rất lớn. Theo các nghiên cứu khoa khọc thì những phân tử kẽm có thể phá hủy sụn khớp, gây ra một chuỗi các phản ứng trong tế bào, khiến xương cọ xát vào nhau và gây đau khớp, sưng và cứng khớp. Ăn nhiều hải sản khi bị viêm đa khớp sẽ khiến các triệu chứng đau, sưng, viêm khớp trở nên nặng hơn và quá trình điều trị cũng trở nên khó khăn hơn.

Theo một nghiên cứu y khoa trên tạp chí Environmental Health Perspectives, trong hải sản có chứa thủy ngân, có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tự miễn như viêm khớp dạng thấp, viêm đa khớp.

Ngoài ra, việc tiêu thụ nhiều hải sản sẽ khiến lượng axit uric trong máu tăng lên và gây lắng đọng các thể purin ở khớp gây nên bệnh gout, đặc biệt là các cơn gout cấp khiến cho bệnh nhân vô cùng đau đớn, khổ sở.

Người bị viêm đa khớp không nên ăn hải sản
Người bị viêm đa khớp không nên ăn hải sản


Hải sản không tốt cho bệnh viêm đa khớp

Ngoài các loại hải sản thì người bị bệnh viêm đa khớp cũng nên hạn chế sử dụng các sản phẩm bơ sữa, đồ ăn nhanh, thức ăn sẵn, thức ăn chiên nhiều dầu vì các loại thực phẩm này chứa nhiều chất béo bão hòa khiến cho tình trạng viêm đau trở nên tồi tệ hơn.

Các loại muối, đường, đồ uống ngọt cũng nên hạn chế khi bị viêm khớp vì chúng chứa nhiều đường và hàm lượng photpho cao. Những thực phẩm gây tăng chất lipit máu cũng không tốt cho những người đang bị viêm khớp như thịt mỡ, bơ, xúc xích, dăm bông cũng nên hạn chế tối đa nếu không muốn tình trạng viêm đa khớp trở nên nghiêm trọng hơn. Cơ xương khớp PCC http://coxuongkhoppcc.com/

Người bệnh bị viêm đa khớp nên ăn gì?

Một chế độ ăn uống khoa học sẽ giúp người bị viêm đa khớp giảm các triệu chứng đau nhức. Các loại hoa quả chứa nhiều vitamin C như cam, dâu tây, xoài, táo có tác dụng chống viêm tốt cho người viêm đau khớp. Bệnh nhân bị bệnh viêm đa khớp cũng nên tăng cường sử dụng các loại rau xanh như cải bắp, cải xanh, tỏi, gừng, các loại đậu xanh, húng quế, bạc hà, mùi tây,…

Người bị viêm đa khớp nên ăn nhiều đậu xanh

Các loại cá có thịt trắng giàu axit béo omega-3 có tác dụng hạn chế viêm rất tốt.

Dầu hạt, dầu oliu cũng giúp điều trị đau khớp do chúng chứa hàm lượng dinh dưỡng tốt cho sương sụn, giúp giảm nhẹ cơn đau khớp, dự phòng viêm khớp.

Bên cạnh chế độ ăn uống hợp lý, người bệnh bị viêm đa khớp cũng nên có sự vận động hợp lý giúp các khớp được linh hoạt. Chú ý không làm việc gắng sức, nên vận động nhẹ nhàng kết hợp với các môn thể thao như chạy bộ, bơi lội,…Tuy nhiên, trong trường hợp đau cấp thì nên hạn chế vận động tối đa để không tổn thương lên các khớp. Nên giữ ấm cơ thể, đặc biệt là khi thời tiết thay đổi hoặc trời trở lạnh.

►Xem thêm: U xương lành tính

U xương lành tính không phải là ung thư xương. Khối u lành xuất hiện ở đâu thì chỉ phát triển và khu trú ngay tại vị trí đó, không di căn sang các bộ phận khác trong cơ thể.

Ngược lại, u xương ác tính chính là ung thư xương. Khởi phát từ ngay trong các mô mềm của xương và tủy xương, các tế bào ung thư xương ác tính lúc này sẽ chạy theo dòng tuần hoàn máu đến xâm lấn và phát triển tại các cơ quan khác trong cơ thể.

Như vậy, đặc điểm của u xương lành tính và u xương ác tính là khá rõ ràng. Tuy nhiên, ở một số trường hợp đặc biệt, u xương lành tính có thể phát triển thành u xương ác tính, nên người bệnh cần có những chỉ định điều trị, can thiệp kịp thời trước khi có những diễn biến xấu hơn xảy ra.

Quá trình hình thành u xương

Quá trình hình thành các khối u xương lành tính và ác tính đều có những điểm giống nhau. Bình thường, theo nguyên lý phát triển tự nhiên của các tế bào, tế bào nào cũng có một tuổi thọ nhất định. Đối với tế bào xương, sụn, sau chu kỳ hình thành, phát triển và hoạt động theo chức năng được định sẵn, các tế bào già sẽ dần được thay thế bằng các tế bào mới, cả về vị trí và chức năng hoạt động.

Do quá trình phát triển và phân hủy tế bào là hai quá trình độc lập, nên nếu những tế bào già không chết đi thì các tế bào mới vẫn sẽ tiếp tục được sản sinh. Lúc này chính là thời điểm dễ xuất hiện các tế bào bất thường, tạo thành khối u ngay trong xương. Trong trường hợp các tế bảo chỉ xuất hiện và duy trì chức năng như vậy, thì khối u đó là u xương lành tính.

Còn khi tế bào mới xuất hiện, hoạt động và tiếp tục sản sinh ra các lứa tế bào mới tiếp theo, rồi tiếp theo nữa, dẫn tới sự sinh sản nhân đôi tế bào không kiểm soát,… Các tế bào sản sinh mới lại sản sinh ra các chất kích thích tăng sinh mạch máu, gia tăng khả năng đẩy các tế bào u xương ban đầu ra khỏi nơi khu trú, chui vào các mạch máu mới, xâm lấn sang các cơ quan xung quanh và phát triển thành nhiều khối u khác,… Đó chính là u xương ác tính.

Các u xương lành tính thường phát triển chậm và các triệu chứng thường mang tính tại chỗ hơn các u xương ác tính. Song tất cả phụ thuộc vào vị trí xuất hiện khối u và nguồn gốc của tế bào.

Một số loại u xương ác tính

- U xương ác tính ESFTs: thường xuất hiện ở chân, xương chậu, xương sống, xương sườn, cánh tay trên và hộp sọ.

- U xương ác tính sụn: thường xuất hiện ở hông, xương chậu và vai. Loại u này thường gặp ở nhóm những người từ 40 tuổi trở lên hơn là nhóm trẻ vị thành niên. Loại u này thường phát triển ở bên trong xương rồi mới xâm lấn ra bề mặt ngoài của xương.

Thế nào là u xương lành tính và u xương ác tính
Thế nào là u xương lành tính và u xương ác tính


- U xương ác tính thứ cấp: Loại u này khởi phát ở một bộ phận khác trong cơ thể và lây lan sang xương. Những loại ung thư có khả năng di căn đến xương nhất có thể kể đến là: thận, phổi và tuyến giáp.

- U xương ác tính đa u tủy: là những khối u nguyên phát ngay trong tủy xương. Bệnh thường gây rối loạn, ảnh hưởng xấu tới nhiều cơ quan khác như suy thận, thiếu máu, yếu xương, xương dễ gãy,…

Một số loại u xương lành tính

Bệnh u xương lành tính thường phổ biến hơn so với những khối u xương ác tính. Nguyên nhân gây nên u xương lành tính có thể là do những chấn thương xương trực tiếp, do di truyền hoặc do rối loạn phát triển xương.

- U xơ đơn viện: là u nang duy nhất của xương. Dạng u xương này không gây ra tình trạng viêm màng xương, thường xuất hiện ở chân, xương đùi, xương chày hay chỗ nối đầu trên xương cánh tay với thân xương, và phổ biến xảy ra ở nhóm tuổi dưới 30.

- Khối u xương lành tính tế bào khổng lồ: Loại u xương này thường xuất hiện ở đầu xương đùi, trên xương chày và đầu dưới xương quay. Đây là những khối u hiếm gặp, chỉ chiếm khoảng 5 – 10% các trường hợp u xương nguyên phát và khoảng 20% trong tổng số những trường hợp u xương lành tính.

- U sụn: các trường hợp u sụn xuất hiện ở xương đốt ngón tay, ngón chân thường ít không thấy ác tính hóa, nhưng một số trường hợp u sụn ở các xương lớn lại chuyển biến ác tính hóa đột nhiên phát triển nhanh và có thể thấy di bào bạch huyết ở phổi.

- U xương lành tính phình mạch xương: Đây là sự bất thường của mạch máu khởi phát trong tủy xương, thường gặp ở đốt sống đoạn thắt lưng và ngực dưới. Mặc dù là một u xương lành tính song loại u này lại có tính chất phá hủy xương khá mạnh. Khi u phát triển có thể đè ép tủy sống, đè ép dây thần kinh.

- U hủy cốt bào: Cũng là một loại u lành, song u xương loại này lại có thể gây những thương tổn khá sâu đến cơ thể người bệnh. Mặc dù có thể không di căn, song khi khối u phát triển lớn hơn, có thể làm vỡ vỏ xương cứng hoặc gãy xương. Thời gian ủ bệnh khá dài, triệu chứng ung thư xương bắt đầu từ những cơn đau âm ỉ không rõ rệt, lúc đau lúc không, đau kiểu thấp khớp nên người bệnh dễ chủ quan. 

Bệnh có thể tiêu xương, lan rộng và phá hủy hoàn toàn đầu xương, vùng có khối u sẽ đau dữ dội, viêm tấy, sưng đỏ,… Đối với loại u này, bắt buộc phải sử dụng liệu pháp chỉ định điều trị phẫu thuật, loại bỏ triệt để khối u bằng cách cắt đoạn xương có khối u hoặc đục nạo, sau đó ghép xương vào ổ khuyết xương.

Nguyên nhân gây bệnh thoái hóa đốt sống cổ là do bắt nguồn từ việc các đốt sống cổ xuất hiện tình trạng thoái hóa khớp, mọc gai. Những yếu tố này dẫn đến hiện tượng chèn ép hệ thống dây thần kinh quan trọng ở vùng cổ và gây đau nhức. 

Thoái hóa đốt sống cổ là một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng đau nửa đầu khó chịu. Ngoài những cơn đau nhức ở vùng cổ thì chứng bệnh này để lâu ngày không chữa trị có thể lây lan sang vùng tai, bả vai và gây đau nửa đầu.

Đau nửa đầu do thoái hóa đốt sống cổ là vì dây thần kinh bị chèn ép khiến cho dây thần kinh thực vật ở vùng cổ bị rối loạn. Đồng thời, kết hợp với hiện tượng động mạch vùng đốt sống cổ bị hẹp gây thiếu máu lên não. Chính vì vậy mà gây nên chứng đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, ù tai ở người bệnh.

Thông thường, các cơn đau đầu do bệnh thoái hóa đốt sống cổ gây ra thường có cảm giác khó chịu, nhức nhói. Cơn đau diễn ra trong một thời gian dài dẫn đến cơ thể bị suy nhược, tinh thần mệt mỏi, ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng công việc của người bệnh.

Thoái hóa đốt sống cổ gây ra chứng đau nửa đầu
Thoái hóa đốt sống cổ gây ra chứng đau nửa đầu

Phòng ngừa bệnh đau nửa đầu do thoái hóa đốt sống cổ

Ngoài việc dùng thuốc để điều trị chứng đau nửa đầu do thoái hóa đốt sống cổ gây ra thì người bệnh cần phải thực hiện tốt những điều sau đây để phòng ngừa và hạn chế gặp phải chứng bệnh này một cách hiệu quả hơn.

+ Thường xuyên tập thể dục với những bài tập nhẹ nhàng. Điều này góp phần điều trị bệnh thoái hóa đốt sống cổ hiệu quả. Không cần tập nhiều chỉ cần mỗi ngày bỏ ra khoảng 30 phút để luyện tập xương khớp là được.

+ Chế độ dinh dưỡng hợp lý, bổ sung nhiều thức ăn giàu canxi như tôm, cua, ốc, cá. Thức ăn giàu vitamin như các loại trái cây tươi cam, bưởi, táo, lê, chuối. Nhóm thức ăn giàu chất xơ như súp lơ, rau cải và các loại rau xanh.

+ Nên thả lỏng hai vai, hạ cằm và giữ thẳng đầu để giúp cổ luôn chắc chắn và được thoải mái.

+ Tránh nằm sấp khi ngủ và nên hạ gối thấp không nên kê gối quá cao.

+ Hạn chế căng thẳng, áp lực trong công việc và sinh hoạt hàng ngày.

+ Chú ý khi làm việc, tránh cúi đầu quá thấp và nghiêng đầu một bên quá lâu.

+ Không nên bưng bê, mang vác vật quá nặng vì sẽ khiến cho xương khớp dễ bị tổn thương và thoái hóa.

Mong rằng, với những chia sẻ trên đây người bệnh thoái hóa đốt sống cổ sẽ hiểu được lý do tại sao lại bị đau nửa đầu khi bị thoái hóa đốt sống cổ. Đồng thời, thực hiện tốt những phương pháp phòng bệnh nói trên để có thể hạn chế mắc phải căn bệnh phiền toái này. 

Xương rồng không chỉ được biết đến như một loại cây kiểng thông thường mà về mặt tâm linh nó còn mang ý niệm giúp xua đuổi tà ma, quỷ dữ. Trong Đông y xương rồng được vận dụng làm thuốc chữa một số chứng như đau bụng, sát trùng vết thương, hay chỉ đơn giản là để thanh nhiệt, giải độc, chữa táo bón hoặc ho.


Chiết xuất thành phần từ cây xương rồng có chứa chất kháng sinh nên nó cũng được dùng làm thuốc để chữa bệnh thấp khớp, bệnh ngoài da, chữa phù nề hay xóa mụn cóc…

Một số bài thuốc chữa bệnh từ cây xương rồng có thể kể đến như:

– Trị sốt: dùng nước ép từ quả của cây xương rồng đem trộn với mật ong, chia thành từng liều nhỏ để dùng.

– Chữa đau răng: hái vài cành xương rồng, gọt bỏ gai rồi đem nướng chín, giã nát, nhặt bỏ phần xơ, thêm vào tí muối sau đó đắp vào chỗ bị đau, đợi khi chỗ đau chảy dãi thì nhổ ra.

– Trị tiểu đường, người mệt mỏi và một số bệnh về dạ dày: loại xương rồng được dùng chủ yếu trong điều trị các chứng bệnh này là cây xương rồng Lê Gai, chiết lấy phần tinh chất của cây xương rồng, mỗi ngày dùng 2 thìa cafe.

– Trị mụn nhọt: lấy một nhánh xương rồng đem bổ đôi rồi hơ trên lửa nóng. Dùng phần mặt cắt áp vào nốt mụn nhọt đang sưng đau, sau 3-4 ngày sử dụng mụn sẽ tiêu.

– Giúp hạ đường huyết: dùng 500g lá xương rồng đem rửa sạch rồi nấu sôi, chia làm 2-3 phần dùng trong ngày. Uống đến khi đường huyết ổn định.

vật lý trị liệu chữa thoái hóa cột sống
vật lý trị liệu chữa thoái hóa cột sống


Cách 1. Đắp lá xương rồng

• Cách dùng: chuẩn bị một nhánh xương rồng dẹp, một ít muối biển (loại hạt to). Xương rồng rửa sạch, cắt thành từng khúc nhỏ rồi đem giã nát cùng với ít muối biển. Cho xương rồng đã giã vào một cái chảo rồi đem đun nóng. Nếu có điều kiện bạn có thể cho xương rồng vào lò vi sóng khoảng 30s – 1 phút.

Dùng một miếng vải sạch, cho phần xương rồng đã xào nóng vào, đắp lên vùng lưng bị đau khoảng 20 phút. Lưu ý nên để xương rồng nguội bớt rồi mới đắp, nếu không muốn bị phỏng. Phần xương rồng nguội có thể đem hâm nóng lại và sử dụng đến lần thứ hai. Điều trị thoát vị đĩa đệm PCC Tphcm http://coxuongkhoppcc.com/dieu-tri-thoat-vi-dia-dem-tai-tp-hcm.html

Mỗi ngày một lần, kiên trì thực hiện liên tục trong 2 tuần các cơn đau lưng sẽ giảm rõ rệt.

Cách 2. Ăn xương rồng

• Chuẩn bị: 2 nhánh xương rồng tai thỏ (họ opunitia) là loại xương rồng lành tính có thể dùng như một loại rau để ăn hằng ngày; 1 con cá lóc đồng nặng khoảng 250g là đủ.

• Cách dùng: xương rồng rửa sạch, ngâm với nước muối loãng khoảng 10 phút, sau đó bào hoặc cắt thành từng lát mỏng. Cá lóc làm sạch, bỏ hết nội tạng. Cho xương rồng và cá vào nồi, thêm nước sấp mặt rồi đun với lửa nhỏ cho đến khi cạn, thấy cá lóc chín thì tắt bếp. Ăn thịt cá lóc và xương rồng, dùng liên tục trong 5 ngày để loại bỏ các cơn đau nhức.

Trên đây là một số cách trị đau lưng từ xương rồng được dân gian áp dụng. Tuy nhiên, dù xương rồng có tác dụng tốt nhưng nó vẫn chứa một lượng độc tính nhất định vì vậy mọi người cần lưu ý khi chế biến và sử dụng. Nên hỏi qua ý kiến chuyên môn từ bác sĩ hoặc những người đã có kinh nghiệm sử dụng trước đó để đảm bảo an toàn và tránh những rủi ro ngoài ý muốn.

Được tạo bởi Blogger.