Halloween party ideas 2015

Vôi hóa sụn khớp được đặc trưng bởi hiện tượng lắng đọng calci ở mô sụn, thấy được trên hình ảnh Xquang, có thể được biểu hiện bằng những đợt viêm khớp dẫn đến những thương tổn ở đầu xương sụn khớp, hiện chưa biết rõ nguyên nhân.


Thể tiềm tàng: chỉ được phát hiện trên Xquang do được chụp tình cờ (do kiểm tra một bệnh khác).

Thể giả gút (có biểu hiện giống như bệnh gút - một bệnh có axit uric máu cao): có những cơn viêm cấp ở một vài khớp (gối, cổ chân, cột sống), sưng đau xuất hiện đột ngột, mức độ viêm nhiều, sốt cao…, viêm có thể xuất hiện sau chấn thương, sau mổ. Tình trạng viêm cũng diễn biến nhanh chóng và nhạy cảm với Colchicin. Xét ngiệm có axit uric máu bình thường.

Thể đa khớp: viêm có xu hướng kéo dài ở nhiều khớp nhỡ và nhỏ, đối xứng, bệnh cảnh rất giống với viêm khớp dạng thấp (chẩn đoán dựa vào chụp Xquang).




Thể giống hư khớp: đau và hạn chế vận động ngày càng tăng dần ở một vài khớp, vận động có thể thấy tiếng lắc rắc. Trên phim Xquang thấy hình ảnh hư khớp và hình ảnh vôi hóa sụn khớp.

Các thể khác: thể tràn dịch khớp, thể tràn máu khớp, thể có nhiều dị vật trong ổ khớp, thể phá hủy khớp (thấy có tổn thương bào mòn, phá hủy một phần đầu xương làm lệch trục, biến dạng khớp), thể cột sống: thấy hình ảnh vôi hóa đĩa đệm và các dây chằng quanh cột sống.

Vôi hóa sụn khớp có nhiều biểu hiện khác nhau, dễ chẩn đoán nhầm với các bệnh khớp khác, nhưng dấu hiệu Xquang thì rất đặc trưng và đó là cơ sở để chẩn đoán xác định bệnh.

Hy vọng bài viết trên có thể cung cấp thêm những thông tin hữu ích. Chúc bạn có thêm sức khỏe và nhiểu niềm vui trong cuộc sống.

Nhiều người cứ tưởng khớp gối thì khó gãy xương nhưng trên thực tế, xung quanh khớp gối, các xương đều có thể bị gãy và một trong số trường hợp thường gặp nhất là gãy xương bánh chè.


Các chấn thương phổ biến ở đầu gối và tai nạn giao thông là thường gặp nhất. Những người phải lao động nặng thường xuyên cũng có nguy cơ gãy xương cao hơn ở phần khớp gối so với người bình thường nên bạn cần chú ý.

Chấn thương dây chằng chéo trước


Dây chằng chéo rất quan trọng với khớp gối, nếu dây chằng bị giãn hoăc đứt thì khớp gối sẽ lỏng lẻo và khó ổn định. Các vận động viên thể thao dễ va chạm như bóng đá dễ bị chấn thương dây chằng. Khi nhảy cao mà tiếp đất không đúng tư thế cũng có thể gây ra loại chấn thương này.

Trật khớp


Trật khớp xảy ra khi các khớp gối bị chệch ra khỏi vị trí bình thường của nó. Các chấn thương sẽ gây nên tình trạng trật khớp, gây nên sưng đau, đi lại vận động khó khăn.



Tình trạng tình dễ xảy ra khi gặp các chấn thương do thể thao, va chạm, tai nạn giao thông, ngã,.. Nên tốt nhất hãy tránh những chấn thương lên vùng khớp gối để không bị trật khớp cũng như đau đớn gây ra.

Rách sụn chêm


Sụn là bộ phận không thể thiếu tại các khớp nhất là khớp vận động nhiều như khớp gối. Sụn giúp khớp linh động và hoạt động trơn tru hơn, nên sụn cũng rất dễ gặp phải những chấn thương và một trong số đó là rách sụn chêm.

Khi bị rách sụn chêm đột ngột bạn sẽ nghe thấy những tiếng động phát ra từ khớp gối. Sau đó một vài ngày sẽ đau, sưng, khô cứng khớp tăng lên nếu không có biện pháp kịp thời. Khi bị triệu chứng như vậy bạn nên đi khám để tránh tình trạng nặng hơn khó chữa.

Viêm gân


Viêm gân bánh chè là viêm gân thường gặp nhất ở khớp gối, gây nên hậu quả khó lường trước nếu tình trạng nghiêm trọng hơn. Gân bánh chè phối hợp với các khớp để giúp chúng ta có thể duỗi chân, chạy nhảy linh hoạt.



Viêm gân bánh chè xảy ra khi có các chấn thương, hay gặp ở những vận động viên nhảy. Những người thường xuyê vận động cũng có nguy cơ viêm gân bánh chè hơn những người ít vận động, nhất là những người vận động nhưng sai cách.

Rách gân


Gân làm nhiệm vụ nối cơ với xương, nên các gân cũng rất dễ gặp các chấn thương. Người thường gặp nhất vẫn là các vận động viên, do tiếp xúc trực tiếp mạnh hoặc những va chạm gây nên. Nhất là những vận động viên trung niên sẽ dễ gặp hơn do xương khớp và gân đã bị thoái hóa phần nào.

Một số những chấn thương này là thường gặp nhất, bạn cần chú ý tránh để cơ thể khỏe mạnh nhất. Phần lớn các chấn thương này do vận động mạnh và tai nạn nên hoàn toàn có thể phòng tránh được. Khi gặp các chấn thương không nên để tự khỏi mà cần đi khám để bác sĩ chuyên khoa tư vấn cụ thể nhất.

Hy vọng bài viết có thể cung cấp thêm cho bạn đọc những thông tin bổ ích, chúc bạn có thêm sức khỏe và nhiểu niềm vui trong cuộc sống.

Đối với mỗi người, mỗi ngày chúng ta có thể dùng từ 35 đến 40g rau má tươi mỗi ngày. Bạn có thể thực hiện bài thuốc rau má chữa bệnh thấp khớp theo các bước sau lá rau má mua về rửa sạch có thể giã hoặc xay nát sau đó ta cho thêm một ít nước đun sôi để nguội vào, cuối cùng là bỏ bã chi lấy nước, thêm vào đó một ít đường giúp bạn dễ uống hơn.


Muốn biết rau má hỗ trợ chữa bệnh thấp khớp và tìm hiểu trong rau má có những thành phần nào? theo nghiên cứu người ta cho rằng trong rau má có chứa manganese , beta caroten, sterols và saponins, alkaloids, flavonols, phosphorus, saccharids, calcium, iron, magnesium, potassium, zinc và nhất là các loại vitamins như B1, B2, B3, C và K.


Toa căn bản


Toa thuốc có dùng rau má hỗ trợ chữa bệnh thấp khớp gồm: Rau má và Rể tranh mỗi loại 8g kết hợp cùng Lá muồng trâu 4g, Cỏ mần chầu, Cỏ mực, Cam thảo nam, Ké đầu ngựa mỗi loại 8g, sử dụng 4g các loại Củ sả, Gừng tươi, Vỏ quít.

Sau đó là đổ 3 chén nước sắc còn non duy nhất một chén, uống lúc thuốc còn ấm là tốt nhất và cho hiệu quả của công dụng rau má hỗ trợ chữa bệnh thấp khớp.

Toa thuốc tiếp theo rau má hỗ trợ chữa bệnh thấp khớp bao gồm 4 vị : Lá dâu tầm, Mè đen, Bột củ mài và quan trọng nhất là Rau má. Dùng kết hợp các vị thuốc sắc và uống hàng ngày.

Thoái nhiệt đơn bài thuốc dùng cam thảo, thạch cao, sài hồ, sắn dây, hoạt thạch và rau má hỗ trợ chữa bệnh thấp khớphiệu quả sau 5 thang.

Nước ép rau má một trong những cách đơn giản nhất khi dùng rau má hỗ trợ chữa bệnh thấp khớp.

Nước ép rau má là một cách sử dụng tối ưu công dụng của rau má hỗ trợ chữa bệnh thấp khớp đơn giản và được cho là thông dụng nhất. Nước ép rau má tươi có chứa đầy đủ các vị và tác dụng đã đề cập.

Lưu ý khi dùng rau má hỗ trợ chữa bệnh thấp khớp:


Vì rau má là một loại cây có tính lạnh do vậy khi bạn sử dụng rau má hỗ trợ chữa bệnh thấp khớp bạn nên chú ý không nên dùng với số lượng quá nhiều bởi rau má có thể sẽ gây nên hiện tượng tiêu chảy hoặc buồn nôn, nhất là đối với những đối tượng có hệ tiêu hóa kém chỉ nên dùng với liều lượng nhỏ mỗi lần vài lá.

Hy vọng bài viết có thể cung cấp thêm cho bạn đọc những thông tin bổ ích, chúc bạn có thêm sức khỏe và nhiểu niềm vui trong cuộc sống.

Cây bằng lăng với lá cây nhẵn, màu nhạt ở cả hai mặt. Hoa bằng lăng rất đẹp và được nhiều người ưa thích. Tuy nhiên, để sử dụng làm thuốc, người ta thường hay sử dụng tất cả các thành phần của cây bằng lăng nhưng chủ yếu là vỏ cây và lá cây. Sau khi thu hoạch vỏ cây bằng lăng, người ta đem đi cạo sạch vỏ ngoài. Sau đó đem phơi, cũng có thể sấy khô và bảo quản để dùng dần.


Một số công dụng chữa bệnh gout của cây bằng lăng:


Vỏ cây: Được dùng làm thuốc chữa bệnh tiêu chảy

Hoa: Được dùng để chữa bệnh tiêu chảy, đồng thời có tác dụng lợi tiểu rất tốt.

Hạt bằng lăng: Có tác dụng an thần, giúp bệnh nhân ngủ ngon hơn.

Quả: Được dùng để trị những tổn thương loét đau miệng.

Lá cây bằng lăng: Có tác dụng chữa bệnh tiểu đường. Cụ thể, lá già có chứa nhiều acid corosolic có tác dụng làm giảm đường huyết. Lá non cũng có tác dụng chữa trị căn bệnh này nhưng hiệu quả chỉ bằng 70% so với lá già. Bên cạnh đó, lá cây bằng lăng còn được chứng minh có tác dụng chữa bệnh béo phì rất tốt.

Với bệnh tiểu đường và bệnh gout, việc sử dụng cây bằng lăng điều trị bệnh được khá nhiều người áp dụng.


Phương pháp dân gian này được lưu truyền từ rất lâu nhưng không phải ai cũng biết.


Điều trị bệnh tiểu đường:

Trong lá bằng lăng có chứa các hợp chất ellagitannins, lagerstroemia, lagertannins. Những chất này có tác dụng hạ đường huyết giống như hoạt chất insulin.

Điều trị bệnh gout:

Trong lá bằng lăng có chứa hai thành phần là valoneic acid dilactone. Đây là chất được sử dụng như chất ức chế xanthine oxidase. Chính vì thế chất này sẽ giúp làm giảm acid uric trong bệnh gout rất tốt. Dịch chiết từ lá bằng lăng sẽ có tác dụng rất tốt đối với bệnh nhân mắc gout hơn là việc bạn sử dụng các loại thuốc tân dược.

Cách thực hiện như sau:


Chuẩn bị: 50g lá già (hoặc 50g quả khô) nấu cùng với 0,5 lít nước sôi.
Bạn nấu lấy nước uống khoảng ngày 4 – 6 cốc mỗi ngày. Đây là cách để phòng và chữa bệnh tiểu đường cũng như bệnh gout vô cùng hiệu quả.

Có thể thấy, cây bằng lăng có rất nhiều công dụng trong chữa bệnh. Đặc biệt là bệnh gout và tiểu đường. Uống nước lá cây bằng lăng thường xuyên sẽ hỗ trợ rất tốt giúp bạn điều trị căn bệnh này. Tuy nhiên, việc điều trị bệnh có dứt điểm hay không còn phụ thuộc rất nhiều vào cơ địa của từng người.

Hy vọng những chia sẽ của bác sĩ giúp ích cho cuộc sống của bạn. Chúc bạn luôn vui vẻ và mạnh khỏe.

Khi bị thoái hóa đốt sống cổ, bệnh nhân thường xuyên bị đau nhức ở vùng cổ, vai, gáy, đau lan dọc xuống cánh tay, cẳng tay, bàn tay kèm theo các triệu chứng đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, rối loạn thị lực… Đây là biến chứng thiếu máu lên não do bệnh thoái hóa đốt sống cổ mà nhiều người bệnh thường hay bỏ qua.


Thoái hóa cột sống cổ là căn thoái hóa cột sống phổ biến nhất hiện nay do tổn thương sụn khớp và đĩa đệm cột sống trong thời gian dài do quá trình lão hóa cơ thể. Bên cạnh đó, những thói quen trong cuộc sống hàng ngày như nằm gối quá cao, nằm ngủ với tư thế không phù hợp, ít vận động, do tính chất công việc, làm việc với cường độ cao, thường xuyên làm việc với máy tính,… khiến cột sống cổ chịu áp lực quá tải và thúc đẩy quá trình thoái hóa diễn ra nhanh hơn.

Sở dĩ, người bệnh gặp phải tình trạng thiếu máu não là do đốt sống cổ bị thoái hóa có thể dẫn đến thoát vị đĩa đệm, hình thành gai cột sống gây chèn ép lên các rễ thần kinh, tủy sống, động mạch đốt sống cổ khiến quá trình trung chuyển máu lên thân não, tiểu não…. bị ảnh hưởng. Lượng máu cung cấp cho não bị giảm sút nên gây ra các hiện tượng đau đầu, chóng mặt, thiếu máu não, xuất huyết não, thiểu năng tuần hoàn não…


Phòng bệnh thiếu máu não do thoái hóa đốt sống cổ như thế nào?


Thiếu máu não không được điều trị kịp thời có thể tiến triển và gây ra những hậu quả nghiêm trọng như xơ hóa não, động kinh, Parkinson, tăng huyết áp , tai biến mạch máu não (đột quỵ)… Cùng với thoái hóa đốt sống cổ có thể khiến bệnh nhân bị mất chức năng vận động cột sống cổ, bại liệt chi trên, ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh.

Để phòng bệnh thiếu máu não do thoái hóa cột sống cổ, bệnh nhân cần phòng bệnh thoái hóa cột sống cổ ngay từ bây giờ bằng cách:

Hạn chế làm việc liên tục bên máy vi tính, khi ngồi làm việc, tránh cúi đầu và cổ quá nhiều mà nên điều chỉnh sao tầm nhìn của người bệnh thẳng đến màn hình máy tính, chiều cao của bàn làm việc không được quá cao hoặc quá thấp với vị trí để tay của người bệnh.

Tránh nằm gối quá cao khiến đốt sống cổ chịu áp lực nâng đỡ phần đầu và trở nên quá tải, máu lưu thông lên não kém gây ra hiện tượng đau nhức đầu, hoa mắt… Nên nằm gối mềm có độ cao phù hợp và cho thoải mái. Bên cạnh đó, nên điều chỉnh tư thế ngủ hợp lý, tránh nằm cong vẹo người có thể gây ảnh hưởng đến cột sống vào sáng hôm sau và lâu dần dẫn đến thoái hóa cột sống.



Không để quạt máy, máy lạnh chiếu thẳng vào vùng cổ gáy, không tắm gội vào đêm khuya, dãi nắng dầm mưa… để tránh bị nhiễm lạnh và khiến mạch máu bị giảm độ đàn hồi, giảm khả năng vận chuyển máu đi nuôi cơ thể, đặc biệt là vùng cột sống cổ, vùng vai gáy và cánh tay.

Hạn chế lao động nặng, lao động với cường độ cao, khuân vác vật nặng trên cổ hay cúi đầu và cổ quá nhiều ở những người làm công việc đi cấy lúa, thợ cắt tóc, thợ sơn, thợ hồ, nha sĩ, diễn viên xiếc…

Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao với các bài tập dưỡng sinh, tập yoga, thiền, bơi lội, đi bộ, chơi cầu lông… kết hợp chế độ ăn uống, sinh hoạt và nghỉ ngơi hợp lý để tăng cường sức khỏe xương khớp và tim mạch, giảm gánh nặng tinh thần, ngăn chặn stress, căng thẳng, mệt mỏi và giảm nguy cơ mắc các bệnh về thần kinh, xương khớp, tim mạch…

Hy vọng những kiến thức được cung cấp qua bài viết có thể giúp bạn đọc nhiều hơn trong quá trình bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình. Chúc bạn vui khỏe.

Viêm xơ cơ là hội chứng cơ bị xơ hóa mà đến nay vẫn chưa xác định được căn nguyên gây bệnh. Bệnh thường dễ bị nhầm lẫn với các bệnh đau cơ và đau khớp thông thường khác. Các tế bào cơ thực hiện chức năng kém và kéo theo sự tổn thương các gân, dây chằng và xương khớp tại đó.

Bệnh viêm xơ cơ gây ra nhiều triệu chứng tại chỗ và toàn thân:

– Biểu hiện tại chỗ: Đau là cảm giác đầu tiên người bệnh cảm nhận được. Các cơn đau ở cả cơ, gân, dây chằng và khớp diễn ra đồng thời gây nhức mỏi phần mềm. Đau nhiều khi vận động và vào buổi sáng và tối. Càng ngày cơn đau càng rõ rệt và kéo dài, kéo theo sự cứng khớp và co cơ.

– Biểu hiện toàn thân: Mệt mỏi, khó chịu, khó ngủ và dễ mất tập trung. Nếu bệnh nặng, có thể gây ra các triệu chứng như buồn nôn, chóng mặt, đau bụng…

Tùy vào vị trí cơ bị xơ hóa mà có những biểu hiện cụ thể tại chỗ khác nhau.

Cách điều trị bệnh viêm xơ cơ

Dùng thuốc là yêu cầu bắt buộc để có thể khắc phục các biểu hiện của bệnh. Khác với các bệnh cơ xương khớp khác, viêm xơ cơ không bị ảnh hưởng nhiều bởi thuốc giãn cơ và thuốc giảm đau corticoid. Vì thế, các bác sĩ thường dùng thuốc chống co giật và thuốc chống trầm cảm trong điều trị bệnh.

Tìm hiểu bệnh viêm xơ cơ là gì ?
Tìm hiểu bệnh viêm xơ cơ là gì ?


Chúng giúp cho người bệnh có cảm giác an tâm, thoải mái và dễ ngủ, ngủ sâu. Từ đó ngăn ngừa các dấu hiệu mệt mỏi, đau đớn và để cho não nghỉ ngơi.

Mặt khác, các phương pháp điều trị bệnh viêm xơ cơ rất đa dạng do tác dụng của chúng là khác nhau trên từng bệnh nhân. Dưới đây là một vài cách được dùng:

Mát xa: Mát xa giúp cho cơ được co giãn và giảm các cơn đau.

Chế độ dinh dưỡng: Bổ sung magie và hợp chất tự nhiên SAM trong bữa ăn hàng ngày nhằm giảm bớt các triệu chứng của bệnh.

Chế độ luyện tập: Tập thể dục nhẹ nhàng đều đặn để tăng sức chịu đựng với các cơn đau bất ngờ.

Lối sống điều độ và không căng thẳng. Khám sức khỏe định kỳ để kiểm soát tình trạng sức khỏe và thay đổi phác đồ điều trị khi hiệu quả điều trị giảm.

Các động tác mạnh trong khi tập aerobic có thể khiến bạn bị bong gân mắt cá chân. Nếu bạn cố gắng chịu đau và không bỏ tập thì bạn có thể bị bong dây chằng mắt cá chân ở mức độ từ nhẹ tới nặng.

Bong gân nhẹ có thể điều trị bằng cách nghỉ ngơi, chườm đá. Nếu mắt cá chỉ bị đau, có thể là do viêm gân. Bệnh sẽ được cải thiện nhanh chóng nếu bạn nghỉ ngơi đúng cách. Tuy nhiên, nếu không thể chịu được khi đứng lên và có cảm giác nặng ở mắt cá bị tổn thương, bạn nên đến khám bác sĩ và chụp Xquang vì có thể đã bị gãy xương.

Vị trí đau trên cơ thể phần giữa và trên lưng

Đau nhẹ giữa xương bả vai trong khi nâng tạ có thể do bạn nâng tạ chưa đúng cách. Nếu tốc độ không được tính đúng, nâng quá nhanh cũng có thể gây ra đau cột sống. Trường hợp thấy đau nhói hoặc khó thở, hãy đi khám bác sĩ ngay bởi đó có thể là dấu hiệu của thoát vị đĩa đệm. Trong một số trường hợp, đau giữa xương bả vai thậm chí còn có thể là dấu hiệu của cơn đau tim.

Đau vai

Khi nhấc vật nặng, bạn nghe thấy tiếng kêu rắc nhẹ từ vai, có thể bạn đã bị bong gân hoặc chấn thương cơ. Viêm khớp hoặc viêm bao hoạt dịch cũng có thể gây đau. Với bong gân nhẹ, có thể chườm đá, tránh vận động mạnh.

Tuy nhiên, nếu cảm thấy vai như sắp rời ra hoặc có dấu hiệu sưng, bạn có thể đã bị một chấn thương nghiêm trọng khác và cần đi khám bác sĩ.

Vị trí đau trên cơ thể không nên bỏ qua
Vị trí đau trên cơ thể không nên bỏ qua


Đau khớp gối

Đau khớp gối có thể xảy ra một cách đột ngột hoặc đau tăng dần mỗi khi ngồi xổm, leo cầu thang, đau mỗi khi bạn cúi xuống. Tình trạng đau ngày càng tăng dần, thấy sưng ở khớp hoặc cảm thấy lỏng lẻo khớp gối thì đó có thể là tình trạng rách dây chằng hoặc sụn chêm. Lúc này bạn cần đi khám bác sĩ sớm để điều trị kịp thời. Điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống lưng PCC tại Tphcm http://coxuongkhoppcc.com/dieu-tri-thoat-vi-dia-dem-cot-song-lung-tai-tp-hcm.html

Đau gân gót chân

Hoạt động tác động mạnh có thể gây đau ở gân. Nếu đau gần gót kèm với sưng và hạn chế vận động, bạn có thể đã bị viêm gân. Nghỉ ngơi, chườm đá sẽ làm giảm đau.

Tuy nhiên, nếu các triệu chứng trở nên tồi tệ khi đi bộ, đặc biệt là khi lên dốc, bạn có thể đã bị rách gân. Trường hợp này có thể cần phẫu thuật.

Đau thắt lưng

Những người ngồi nhiều giờ trước máy tính có nguy cơ cao bị đau thắt lưng. Nếu cơn đau nhẹ, bạn cần tránh những bài tập mạnh, dùng nhiều sức như đi bộ, leo dốc, tập aerobic và ép vai. Nếu cơn đau kèm với các triệu chứng thần kinh như tê, ngứa ran xuống chân, có thể bạn đang bị thoát vị đĩa đệm gây chèn ép rễ thần kinh.

Đau hông

Một số cơn đau có thể hết trong vài ngày trừ đau hông. Các hoạt động lặp đi lặp lại gây viêm bao hoạt dịch và đau bên ngoài hông và bên trong hông có thể liên quan tới dây thần kinh hoặc là do bệnh cột sống thắt lưng.

Triệu chứng đau hông đáng lo ngại xuất hiện ở cả phụ nữ trẻ và phụ nữ tiền mãn kinh khi chạy đường dài. Nó có thể cần phải phẫu thuật vì thế khi bị đau hông kéo dài, bạn nên đi khám.

Được tạo bởi Blogger.