Halloween party ideas 2015

Đau chân là một trong những hiện tượng mà bạn không thể xem thường. Nếu gặp phải tình trạng đau chân, chắc chắn bạn đang mắc phải một trong những căn bệnh dưới đây.

1/ Bệnh xơ vữa động mạch

Khi xuất hiện dấu hiệu đau chân có thể bạn đã mắc bệnh xơ vữa động mạch. Để nhận biết bệnh thì ngoài đau chân bệnh còn có những biểu hiện như chân thường bị co rút khi người bệnh đi, chạy, bước lên cầu thang, leo dốc và cả khi ngủ; chân lạnh và khó cảm nhận được mạch đập tại ngón chân cái.

Để nhận biết chính xác và điều trị kịp thời, bạn nên đến bệnh viện để được siêu âm và chụp cộng hưởng từ. Đồng thời, trong thời gian này, tuyệt đối không hút thuốc lá để tránh tắc nghẽn mạch máu gây hoại tử chân.

2/ Bệnh viêm khớp, thoái hóa khớp

Những cơn đau nhói ở khớp chân thường là triệu chứng đặc trưng của các bệnh xương khớp như viêm khớp, thoái hóa khớp,… xảy ra khi người bệnh đi bộ hay đứng lâu. Khớp chân mỏi rã rời, vận động có thể phát ra âm thanh răng rắc, vùng da quanh khớp sưng và tấy đỏ, nếu trời lạnh thì càng đau nhiều hơn.

Bác sĩ sẽ cho người bệnh tiến hành xét nghiệm máu, chụp X-quang khớp hay nội soi khớp rồi từ đó mới có phương pháp điều trị bằng thuốc, trị liệu,…

3/ Bệnh loãng xương

Xương khớp bị thiếu hụt canxi và các khoáng chất cần thiết có thể gây ra căn bệnh loãng xương được biểu hiện bởi những cơn đau ở mình mẩy, tay chân. Đặc biệt, người bệnh sẽ thấy hay bị chuột rút và đau dữ dội ở bắp chân.

Sau khi được kiểm tra mật độ xương bằng máy, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc hoặc các chế phẩm canxi phù hợp để bệnh nhân bổ sung nhằm tăng cường và bồi bổ xương khớp.

Không nên xem thường khi bị đau chân
Không nên xem thường khi bị đau chân


4/ Bệnh gout

Những người mắc bệnh gút thường không thoát khỏi triệu chứng đau chân, đau buốt ở ngón cái kèm theo sưng, nóng và đỏ quanh các khớp ngón chân.

Đối với căn bệnh này, điều chỉnh lại chế độ ăn uống phù hợp, hạn chế sử dụng thực phẩm chứa nhiều đạm, chất béo, chất kích thích,… kết hợp với thuốc kháng viêm sẽ được bác sĩ áp dụng trong điều trị.

5/ Viêm nội mạc động mạch

Viêm nội mạc động mạch là viêm lớp trong cùng của động mạch, biểu hiện thường gặp ở bệnh này là đau nhói ở bắp chân hoặc đau bàn chân khi người bệnh đi bộ trong quãng đường khá ngắn khoảng 100 bước đổ lại. Ngoài ra, bệnh nhân sẽ thấy tê bì mất cảm giác ở cẳng chân nhưng sau khi nghỉ ngơi thì không còn đau nhức hay tê mỏi ở chân nữa. Tuy nhiên, nếu tiếp tục vận động thì cơn đau lại kéo đến.

Xét nghiệm máu, siêu âm mạch, chụp cộng hưởng từ hay chụp động mạch là những thủ tục người bệnh cần thực hiện để chẩn đoán chính xác. Trong trường hợp nặng có thể được chỉ định phẫu thuật để điều trị bệnh.

6/ Viêm xương sụn thắt lưng

Bệnh viêm xương sụn thắt lưng thường kèm theo triệu chứng đau nhói chân, đặc biệt là khi người bệnh cử động mạnh.

Để xác định bệnh, tiến hành chụp cộng hưởng từ sẽ cho kết quả chính xác. Từ đó, bệnh nhân sẽ được bác sĩ tư vấn hướng điều trị thích hợp.

7/ Viêm tĩnh mạch huyết khối

Viêm tĩnh mạch huyết khối là căn bệnh khá nguy hiểm với dấu hiệu đau nhói từng cơn ở bắp chân, kèm theo sưng phù và tấy đỏ, tĩnh mạch chân co rúm, chạm vào có cảm giác đau.

Các xét nghiệm máu, scan mạch sẽ cho biết tình trạng tắc nghẽn hay mức độ của bệnh. Thông thường, bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân nhập viện điều trị, tùy theo từng người mà có phương pháp chuyên biệt.

Đăng nhận xét

Được tạo bởi Blogger.